Già rồi có một cái bệnh nặng nhất và đáng trách nhất là bệnh
hay quên. Có một lần hẹn nhau đi đâu đó, định rủ một ông bạn thân mà mình đểnh
đoảng quên mất. Đến giờ xuất phát mới trực nhớ, mà không phải một mình mình
đâu nha, cả một đám đều quên hết. Phải diễn tả bằng bằng cụm từ quên một cách
ngon lành. Quên bẳng đi như vậy đó, thậm chí nghĩ ra chuyện gì đó tính nói với bạn, đi
đến nơi ngồi chơi tán dóc đủ chuyện, nhưng lại quên không nhớ điều mình định nói. Hôm nọ cả nhóm rủ nhau đi thăm bạn, phải ghé nhiều nhà. Lúc ra về, đám
khách cứ chạy ra chạy vô, đứa quên cái mũ, đứa quên cái giỏ xách, đứa quên cái
kính mát, đứa quên cái chìa khóa xe…Khổ thân chủ nhà phải chạy tìm…
Như cái lớp của
mình đó còn lại ở Ban Mê này có bao nhiêu đâu. Họp mặt
rồi, tiễn các bạn về hết rồi mới nhớ ra là có ba bạn còn mẹ già chỉ ở
quanh phố đây thôi, mà cả nhóm đều không nhớ. Từ điều đó mình nghĩ ra rằng,
có bạn nào quên bẳng mình, cũng là điều
không lạ chút nào. Nhất định sẽ không buồn, nhất định sẽ không giận, nhất định
sẽ không chấp nhứt. Có ba chữ để xóa đi
mọi thứ là “già rồi mà”, trí nhớ còn lại ít lắm, thời gian còn lại cũng ít lắm
. nghĩ ngợi mà chi cho nặng đầu, chỉ còn một điều mà cần giữ thôi đó là giữ
được chữ tình, bao gồm nhiều tình lắm mà tình thì nhiều bao nhiêu cũng được ,
chả thèm giới hạn các bạn nhỉ.
Để khắc phục cái
trí nhớ kém cỏi này tụi mình quyết định nhớ ra cái gì là phải thực hiện ngay,
không hẹn nay hẹn mai nữa. Đầu tiên là tụi mình đến thăm bé Thu Vũ, bé là con
út của bạn Mẫn. Năm 2003 bé Vũ có một tấm hình chụp chung với bác Dũng ,bác Hòa
,bác Mai còn lưu trong cuốn Đặc san Kỷ yếu. Bây giờ đã 11 năm qua Thu Vũ ngày
xưa đã lớn, đã thành một cô gái. Vũ năm nay học lớp 11, cháu xinh xắn và ngoan,
tụi mình mới tìm ra cháu mấy tháng nay thôi, vì cháu ra phố trọ học, không còn
ở với bố Mẫn nữa..Tấm hình này Vũ chụp chung với bác Bình. Bác vẫn đại diện cho
các bác trong lớp đến thăm hỏi cháu.
Hôm thầy Giỏng
về Bạn Tam có mời nhóm mình đến nhà Tam , mừng thầy về Ban Mê. Buổi chiều trước khi đến
nhà Tam ,có bạn Thuyền và Tám, tụi mình ghé thăm mẹ của bạn Thùy Nga. Bác rất
đẹp người dù lớn tuổi, cao ráo và từ tốn. Nhưng bác cũng không khỏe lắm, trong
người cũng mang nhiều bệnh, bệnh già đấy các bạn ạ. Đến tụi mình cũng vậy.
Nhưng ông già này thì còn gân lắm các bạn ạ, nói to, hát
nhiều, năng nổ, ông già này là số 1 các
bạn nhỉ. Thấy thầy ngồi giữa đám học trò không ,thân thiện và trẻ trung như bạn bè vậy đó.
Sau bữa gặp nhau
ở nhà Tam là Thuyền về lại Sài Gòn, ngày hôm sau nữa đến Tám về. Còn lại đám
Ban Mê vẫn tiếp tục hành trình , tụi mình đến thăm mẹ của bạn Nguyễn Văn Việt. Có thể dùng
hai chữ là bất ngờ, mẹ của Việt còn khỏe và nhanh nhẹn. Nhìn bác thích lắm, bác
cứ thoăn thoắt đi lại trong nhà, bác nói đi nói lại với tụi mình đến ba lần.;”bác
mới có 82 tuổi thôi các cháu”. Rất yêu đời và tự tin nhỉ. Ngọc Quang quyết định. gọi cho Việt, Quang nói “
Việt, mày nhất định là phải sống lâu hơn bà già đó nghe chưa.”. Việt thì đang bị
tai biến, lần này là lần thứ hai rồi, cũng may mình nghe các bạn nói là sức khỏe bạn cũng đang khá dần lên.
Rời nhà mẹ Việt
tụi mình đến thăm mẹ của bạn Trần Đình Thanh, cũng là mẹ chồng của bạn Nguyễn
thị Phượng. Cách đây hai năm bác cũng bị một cơn tai biến, bác nói không rõ lắm
và mới bị té , đi lại phải có người dìu. Nhưng bác có vẻ vẫn lạc quan vui vẻ,
thích nói chuyện và đầu óc vẫn sáng suốt. Ngày xưa bác cũng là một người mua bán giỏi giang và lanh lợi lắm.
Ra về tụi mình nói với nhau :’ công nhận là mấy bà già hồi xưa giỏi thiệt “. Các bạn nghĩ xem
nhé, ba mẹ mình sống thời buổi chiến tranh , không có cơ hội học hành, chữ
nghĩa có bao nhiêu đâu.Thời đó nhà nào cũng một đàn con bảy tám đứa. Chỉ hai bàn
tay trắng, bằng tình yêu thương và lòng dũng cảm, mạnh mẻ bước vào cuộc sống để nuôi lớn những đứa con. Chưa hết,
còn có đất đai, có nhà cửa để lại cho con cái. Từ đó đám tụi mình được ăn học, được giáo dục thành
người, có bạn thành đạt, có bạn tiến xa nơi phương trời Âu Mỹ. Vài lời không
diễn đạt hết được, một lần viếng thăm là vô nghĩa, so với những gì Cha mẹ đã làm
cho chúng con, cho xã hội. Chúng con cám
ơn Cha Mẹ.
C.T.V
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét