Thế là, chị ơi, rụng
bông Hoa Gạo…
Ô hay! Trời không nín gió cho ngày chị sinh…
( Lời bài hát : Chị tôi)
Cây Gạo- người Ban
Mê thường gọi nó là cây Gòn. Khi hoa Gạo kết trái thì đó là trái Gòn. Hằng năm,
lúc giao mùa, khi trời sắp chuyển mưa, những trái Gòn hình dáng con thoi, khô
vỏ, nứt tách ra, tung vào gió những túm bông Gòn làm trắng cả một khoảng không gian
mênh mang.
Ở ngã tư PBC- NTP
(tên ngày trước) có hai cây Gòn không biết mọc tự thuở nào,
chúng đứng bên nhau
như đôi bạn tâm giao, khi mình biết đến thì chúng đã cao to lắm, chả thế mà mùa
hoa Gạo nở, từ xa đã thấy đỏ thắm cả một góc trời. Ngày xưa, tại gốc cây Gòn
này, có một cô trò nhỏ từng đứng lặng yên để chờ … đám tang đi qua, vì nhớ lời
cô giáo dạy “Khi đi đường gặp đám tang đi qua, các em nên dừng lại, bỏ nón
xuống chào”.
Còn ở cuối đường
PBC – mãi sau này mình mới biết – cũng có một cây Gòn, chẳng biết nó đã đứng đó
tự bao giờ, lặng lẽ nghiêm trang nơi cửa nghĩa trang, đón từng người con của
Ban mê trở về xứ cát bụi.
Trên quãng đường
quen thuộc đến trường, ở ngã tư PBC(cũng lại PBC)- LTK có một biệt thự xinh xắn
ẩn mình dưới những tán cây xanh tươi, cũng có một cây Gòn. Nghe nói biệt thự đó
là nhà thầy Lê Viết Lâm, thầy dạy bọn mình môn Công dân năm lớp 11. Có thể
nhiều bạn cùng khối không biết thầy vì thầy làm việc ở Tòa án, chỉ đến trường
khi có giờ lên lớp. Cũng sau năm học ấy,
mình không gặp lại thầy, không biết thầy và gia đình bây giờ ở đâu… Cầu mong
thầy cùng gia đình thầy an khang, hạnh phúc.
*
* *
Cảm ơn TC đã nhắc
mình nhớ đến hình ảnh cây Gạo – cây Gòn đầu phố, một hình ảnh đẹp trong ký ức
xa xôi. Còn việc TC mô tả rõ nét về chân
dung ai đó , thì Lê Khuyên ơi, bạn nên đồng ý vậy đi, hình ảnh bạn bè trong
hoài niệm luôn luôn là đẹp đẽ, dễ thương, thường là đẹp hơn cả người thật. Thời
gian qua đã quá lâu, cũng có thể TC nhớ nhầm về một cô bạn nào khác và mình
nghĩ rằng các bạn trai nhút nhát ngày ấy ai cũng đã sớm có cho mình một “Hoàng
Thị… Ngày xưa…”
- Vâng, “ai cũng có
một thời rưng rưng nhớ”…
- Ờ, “…một thời không
dễ gì quên”…
*
* *
Và… hình như Harry
Potter đã vung cây đũa thần gia truyền, lẩm nhẩm câu thần chú… cảnh vật đổi
thay.
Đường PBC đã trở
thành con đường rộng dài, đã cất đi “hai
cây Gòn đầu phố”;
Nơi biệt thự xinh
xinh tĩnh lặng bây giờ là một Ngân hàng bề thế;
Cây Gòn cuối đường
thì vẫn còn đứng đó như để làm trọn lời nguyền- sứ mạng đưa tiễn – mặc dù ngày nay người ta “về trời” không qua ngả
đường đó nữa, nơi đó sẽ là một công viên…
Cô trò nhỏ ngày ấy
nay đã thành một bà già lẩn thẩn ngồi nhớ chuyện ngày xửa ngày xưa, lẩm bẩm nói
chuyện một mình:
- … Cây Gòn hoa đỏ
như lửa, trái bung bông trắng mơ màng… thì kêu là cây Gòn chớ sao kêu cây Gạo
ha !? Mấy người thiệt ngộ …
-- N.B --
2 nhận xét:
Cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Cămpuchia)
Tên khoa học Gosampinus malabarica (D.C.) Merr., (Bombax malabaricum DC., Bombax hepta[hylla cav).
Thuộc họ gạo Bombacaeae
A. Mô tả cây
Cây gạo có thể cao tới 15m hay hơn, cành mọc ngang với những gai hình nón, thân cũng có gai. Lá sớm rụng, kép chân vịt với 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài 9-15cm, rộng 4-5 cm. Hoa đỏ, nhiều, mọc trên những cành nhỏ trước khi có lá non. Quả nang hình thoi, dài 8-15cm với năm van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông. Hạt hình trứng, xung quanh có lông dài, trắng, mịn.
Khác với cây bông gòn, cùng họ gạo(Bombacaceae)có lá và trái giống như gạo, sợi dùng làm gối, hoa trắng...
Xin moi cac ban xem hinh Thay Le Viet Lam , hien dang song tai Uc.
http://www.flickr.com//photos/thbmt/sets/72157628976937015/show/
Long Hoa.
Đăng nhận xét