Buổi họp đầu năm 2024 của Trunghocbmt68-75 tại BMT dự kiến vào ngày Chủ Nhật, 18 tháng Hai năm 2024, nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng Giáp Thìn

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009

KỶ NIỆM 55 NĂM




Vài nét về trường Trung học BMT
TRUNG HỌC BAN MÊ THUỘT là trường trung học đầu tiên dạy bằng Việt ngữ tại tỉnh Daklak, được thành lập năm 1955, được đặt tên là NGUYỄN TRƯỜNG TỘ, dưới sư điều hành của vị Hiệu Trưởng Đỗ Trọng Thạc. Nguyễn Trường Tộ lúc đầu chỉ có duy nhất một lớp đệ thất ,gồm khỏang 40 học sinh được tuyển vào từ trường Tiểu Học Nguyễn Công Trứ. Vì là lớp đầu tiên trong lúc cơ sở trường ốc cũng chưa có nên thầy Hiệu Trưởng Đỗ Trọng Thạc đã phải kiêm nhiệm mọi chức vụ từ tuỳ phái đến thư ký lẫn giáo sư (dạy đủ mọi môn) cùng với đám học trò khoảng 40 người . Vì không có trường sở nên nhà trường phải mượn đỡ một phòng trong khuôn viên của trường Nguyễn Du làm lớp học. Qua năm 1956 , trường có thêm một lớp nữa nên lại được mượn thêm của Nguyễn Du một phòng là hai cho hai lớp đệ thất và đệ lục học cạnh nhau.

Học được vài tháng thì vì trường Nguyễn Du cần phòng nên hai lớp của Nguyễn Trường Tộ phải dời lên một căn nhà sàn hai phòng cũng trong khuôn viên của Nguyễn Du nhưng rất bất tiện vì cầu thang lên xuống khó khăn, nhà sàn nứa đi lại nhún nhẩy cho nên sau đó Nguyễn Trường Tộ lại dời đến học đỡ tại trường Sư Phạm Cao Nguyên, (gần và đối diện với Phi Trường L19) Trường SPCN lúc đó mới xây xong được mấy phòng. và chưa có học sinh. Nguyễn Trường Tộ đóng đô ở đây một thời gian khá lâu. Khi bắt đầu có lớp đệ tứ (1958) thì Nguyễn Trường Tộ lại dời đến khách sạn Nicolas, một khách sạn khá lớn nằm gần Ty Ngân Khố và Biệt Điện Bảo Đại trên đường Thống Nhất (nay Lê Duẩn). Khoảng thời gian này vì một tranh chấp nào đó trong các cánh giáo sư, kết quả là thầy Hiệu Trưởng Đỗ Trọng Thạc phải đổi về Biên Hòa, nhường chỗ cho thầy Phạm Văn Đồng mới đế nhậm chức. Sau khi nhậm chức (1958) thầy hiệu trưởng Phạm Văn Đồng đã dốc nỗ lực vào việc xây cất trường ốc (ở vị trí mà trường hiện tọa lạc).


Đầu niên học 1959-1960 thì Nguyễn Trường Tộ đổi tên là Trung Học Ban Mê Thuột, do sự kết hợp chung lại với Trường Trung Học Y Jut ( một trường trung học bằng tiếng Pháp mà đa số học sinh là người bản sứ (Rhadé). Trung học Y Jut lúc đó Hiệu Trưởng là thầy Đỗ Đức Riệu. Tiền thân của Y Jut là Trung Học Sabatier được xây dưng từ năm 1946, đến năm 1955 mới đổi là Y Jut. Sự kết hợp của Nguyễn Trường Tộ và Y Jut là do kế hoạch của Bộ Giáo Dục để đi tới thống nhất Chương Trình dạy Việt Ngữ trên toàn lãnh thổ miền Nam. Sau bao nhiêu cố gắng xây dựng cho trường ốc càng ngày càng mở lớn, khang trang và tiện nghi hơn

Năm 1962 thầy Hiệu Trưởng Phạm Văn Đồng rời nhiệm sở về Saigon Thầy Nguyễn Khoa Phước nhận trách nhiệm thay thế.Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Khoa Phước (1962-1964) đi thì thầy Nguyễn Khoa Tuấn lên thay. Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Khoa Tuấn có lẽ là người giữ cương vị hiệu trưởng ở THBMT lâu nhất (1964-1969) và có lẽ cũng là người khổ công không kém các vị Hiệu Trưởng tiền nhiệm vì trong giai đoạn thầy lãnh đạo, THBMT đã có một sự thay đổi lớn đó là đã từ một trường trung học bình thường tiến tới kiện toàn mọi khía cạnh, chỉnh trang mọi phòng ốc, tiện nghi để trở thành một trong mười ngôi TRƯỜNG TRUNG HỌC TỔNG HỢP trong toàn quốc. Năm 1968 TRUNG HỌC BAN MÊ THUỘT đổi thành TRƯỜNG TỔNG HỢP BAN MÊ THUỘT.với chức năng đào tạo học sinh không những chỉ về học vấn mà còn về cả phương diện chuyên khoa, đem đến một căn bản nghề nghiệp khá vững chắc cho các học sinh khi rời ghế nhà trường.

Năm 1969 thay thế thầy Nguyễn Khoa Phước là thầy Nguyễn Phước Quang.( 1969-1971). Đương nhiên trong lúc trường mơi thay đổi chức năng hoạt động những khó khăn chắc hẳn đã không ít để đi tới kiện tòan. Khi thầy Quang rời đi thì thầy Lê Văn Tùng đã lên thay thế. Thầy Lê Văn Tùng ( 1972-1975) nối tiếp các vị tiền nhiệm đã tiếp tục cải thiện mọi sinh hoạt để TRUNG HỌC TỔNG HỢP từ vị trí không có cả đến nơi chốn toạ lạc trở thành một ngôi trường rộng lớn đầy đủ tiện nghi với thư viện, phòng thí nghiệm, phòng sinh hoạt văn nghệ và rất nhiều các lớp huấn nghệ như Canh Nông, Kế Toán, Đánh máy, Kỹ nghệ Hoạ, Mỹ Thuật Họa...và việc đáng biểu dương nhất là năm 1974 đã phát hành được một tập Kỷ Yếu để ngày nay mọi người chúng ta khi đọc được đều thấy dạ nao nao.

Trường đang trong đà phát triển thì vận nước thay đổi, rồi nhiều người đã rời xa mái trường thân yêu. Dấu vết thời gian đã xóa nhòa đi nhiều thư nhưng trong tâm tưởng chúng ta chắc chắn ngôi trường, thầy cô và bè bạn ngày xưa lúc nào cũng vằng vặc trăng rằm.

Ảnh trích trong kỷ yếu 1974 (bấm vào hình để xem)
Từ năm 1975 - nay: trường mang tên là PTTH Buôn Ma Thuột.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Trường PTTH Buôn Ma Thuột vẫn để lại trong tâm trí bao thế hệ học sinh một cảm giác man mác nhớ về những kỷ niệm xa xôi của một thời trẻ con muộn và người lớn sớm.
Ảnh cô Mỹ đứng trước cổng trường, chụp năm 2002
( Tổng hợp từ tư liệu trong và ngoài nước - phản ánh quan điểm của tác giả)
trunghocbmt68-75 biên tập hình ảnh



Không có nhận xét nào: